Tra Lưu Lượng Theo Đường Kính Ống.

Tóm Tắt

Tra Lưu Lượng Theo  Đường Kính Ống.

-Là kỹ sư môi trường, kỹ sư xây dựng hoặc kỹ sư cấp thoát nước chắc chắn phải biết cách tính lưu lượng nước qua ống khi xét đến các điều kiện như có áp, không áp… để áp dụng vào các dự án thiết kế hệ thống xử lý nước thải hoặc thiết kế mạng lưới cấp thoát nước.

-Là dân kỹ thuật, chắc chắn một lần phải thắc mắc lưu lượng nước ống 42 là bao nhiêu, nếu cho nước chảy qua ống 21, ống 60, ống 90 thì bao nhiêu lâu mới đầy bể

-Bài viết sẽ cung cấp công thức tính lưu lượng nước chảy trong ống để góp phần tránh các sai lầm thiết kế dẫn đến các sự cố tràn bể, tràn tầng hầm…

-Bản tra lưu lượng được dựa trên công thức bên dưới nhằm đơn giản hóa trong việc tra cứu được lưu lượng trong đường ống ở mức độ tương đối chính xác.

Xin lưu ý  : Bản tra lưu lượng đúng với đường ống thẳng chưa bao gồm tổn thất đường ống khi qua Co Tê…

Lưu Lượng Dòng Chảy

Công thức Q=V*A

Công thức này áp dụng cho các loại chất lỏng như nước hoặc dầu.

Áp dụng tính lưu lượng dẫn nước qua ống tròn trong thực tế

– Với A là tiết diện ống có giá trị A = pi()*R*R.

– V là vận tốc nước đi trong ống

Tính Tiết diện ống tròn A.           A = pi()*R*R. 

Trong đó ta có:

– R là bán kính của ống tròn

– Π là số Pi() – có giá trị 3.14

Các đường ống dẫn nước và chất lỏng thường là ống tròn, nếu là đường ống uPVC thì được quy định bằng loại ống Class. Ví dụ ống Class 0, Class 1, Class 2… từ đó quy ra độ dày thành ống, áp suất tối đa và đường kính (theo mm).

Đường kính được tính theo mặt ngoài của ống, có nghĩa là bao gồm độ dày đường ống. Nếu cẩn thận, chúng ta nên tính toán khả năng dẫn nước sau khi đã trừ đi độ dày thành bể. Ví dụ ống dẫn nước phi Ø 60 class 2 sẽ có đường kính trong lòng ống là 56mm (sau khi đã trừ 2mm 2 bên thành ống). Bán kính của ống là R = 56/2=28mm. Do vậy tiết diện ống tính được là  A= 3.14*28*28 =2462mm2

Đối với các ống khác như ống thép hoặc thép mạ kẽm đường kính ống được quy định là đường kinh danh nghĩa. Ví dụ quy đổi ống nhựa Ø 60 tương đương với ống DN50

Vận tốc dẫn nước   V = √(2gh) (Căn bậc hai của 2gh)

Trong đó:

– g: giá trị 9.81

– h: chiều cao của cột nước (m)

Cách tìm chiều cao h

-Khi nước đầy ống thì chiều cao h đúng bằng tiết diện ngang của ống.

-Trong trường hợp mặt nước cao hơn đường ống thì h được tính bằng chiều cao từ mặt thoáng đến đáy ống.

-Cách quy đổi tương đương giữa áp lực đường ống và  chiều cao cột nước

h = 1 bar = 10.19 mét nước (ống thẳng đứng) = 100 m nước (ống nằm ngang)

Ghi chú:

Về lý thuyết và cả trên thực tế, cỡ ống nước, chiều dài đường ống, lưu lượng nước và tổn thất áp suất có quan hệ tỷ lệ với nhau.

Cỡ ống càng lớn => tổn thất áp trên 1 đơn vị chiều dài càng nhỏ.

Chiều dài càng lớn => tổng tổn thất càng lớn

Lưu lượng càng lớn => tổn thất áp càng lớn

Giản dò anlocphat tech.com

Facebook
Twitter
Linkeln

Bài viết khác